Nhân khẩu Ý

Bài chi tiết: Nhân khẩu Ý
Bản đồ mật độ dân số Ý theo điều tra nhân khẩu năm 2011

Đến cuối năm 2013, Ý có 60.782.668 cư dân.[171] Mật độ dân số là 202 người/km², cao hơn hầu hết các quốc gia Tây Âu. Tuy nhiên, phân bổ dân cư không đồng đều, khu vực dân cư tập trung nhất là thung lũng Po (chiếm gần một nửa dân số toàn quốc) và các vùng đô thị của Roma và Napoli, trong khi các vùng rộng lớn như dãy Alpes và Appennini, các cao nguyên Basilicata và đảo Sardegna có dân cư rất thưa thớt.

Dân số Ý tăng gần gấp đôi trong thế kỷ XX, song mô hình tăng trưởng cực kỳ không đồng đều do di cư nội bộ quy mô lớn từ miền nam (còn mang tính nông thôn) đến các thành phố công nghiệp tại miền bắc, hiện tượng này diễn ra do kết quả của kỳ tích kinh tế Ý thập niên 1950–1960. Tỷ suất sinh và số ca sinh cao duy trì cho đến thập niên 1970, sau đó bắt đầu giảm mạnh, dẫn đến dân số già hoá nhanh chóng. Đến cuối thập niên 2000, một phần năm người Ý trên 65 tuổi.[172] Tuy nhiên, trong những năm gần đây Ý trải qua tăng trưởng mức sinh đáng kể.[173] Tổng tỷ suất sinh cũng tăng từ mức thấp kỷ lục 1,18 trẻ mỗi phụ nữ vào năm 1995 lên 1,41 vào năm 2008.[174]

Tổng tỷ suất sinh được dự kiến đạt 1,6–1,8 vào năm 2030.[175]

Từ cuối thế kỷ XIX cho đến thập niên 1960, Ý là một quốc gia xuất cư hàng loạt. Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1914 là đỉnh cao của làn sóng người Ý tha hương, với khoảng 750.000 người Ý xuất cư mỗi năm.[176] Có trên 25 triệu người Ý xuất cư và đây được xem là cuộc di cư hàng loạt lớn nhất trong lịch sử đương đại.[177] Ngày nay, có trên 4,1 triệu công dân Ý sống tại nước ngoài,[178] và có ít nhất 60 triệu người hoàn toàn hoặc có một phần nguồn gốc Ý, nhiều nhất là tại Brasil,[179] Argentina[180] và Hoa Kỳ.[181]

Thành thị lớn nhất của Ý
Theo Viện Thống kê Quốc gia Ý (ISTAT) vào 31 tháng 12 năm 2014
HạngTênVùngDân sốHạngTênVùngDân số

Roma

Milano
1RomaLazio2.872.02111VeneziaVeneto264.579
Napoli

Torino
2MilanoLombardia1.337.15512VeronaVeneto260.125
3NapoliCampania978.39913MessinaSicilia240.414
4TorinoPiemonte896.77314PaduaVeneto211.210
5PalermoSicilia678.49215TriesteFriuli-Venezia Giulia205.413
6GenovaLiguria592.50716TarantoPuglia202.016
7BolognaEmilia-Romagna386.18117BresciaLombardia196.058
8FirenzeToscana381.03718PratoToscana191.002
9BariPuglia327.36119ParmaEmilia-Romagna190.284
10CataniaSicilia315.60120ModenaEmilia-Romagna185.148
Các vùng đô thị lớn[182][183]
Thành phố trung tâmVùngDiện tích
(km²)
Dân số

1/1/2016

Dân số
vùng đô thị chức năng (2014)
RomaLazio5.3524.340.4744.370.538
MilanoLombardia1.5753.208.5094.252.246
NapoliCampania1.1713.113.8983.627.021
TorinoPiemonte6.8292.282.1271.801.729
PalermoSicilia5.0091.271.4061.006.602
BariPuglia3.8211.263.820589.407
CataniaSicilia3.5741.115.535657.293
FirenzeToscana3.5141.113.348760.325
BolognaEmilia-Romagna3.7021.005.831770.998
GenovaLiguria1.839854.099723.959
VeneziaVeneto2.462855.696499.966
MessinaSicilia3.266640.675277.584
Reggio CalabriaCalabria3.183555.836221.789
CagliariSardegna1.248430.413476.974

Nhập cư

Ý tiếp nhận một lượng lớn di dân từ Đông Âu và Bắc Phi

Năm 2016, tại Ý có khoảng 5,05 triệu cư dân nước ngoài,[184] chiếm 8,3% tổng dân số. Số liệu này bao gồm hơn nửa triệu trẻ em sinh tại Ý của công dân nước ngoài, tức thế hệ di dân thứ hai, song loại trừ những người nước ngoài có được quyền công dân Ý sau đó;[185] Năm 2016, có khoảng 201.000 người nhận được quyền công dân Ý[186] (130.000 vào năm 2014).[187] Số liệu chính thức cũng loại trừ các di dân bất hợp pháp, theo ước tính vào năm 2008 thì con số này ít nhất là 670.000.[188]

Từ đầu thập niên 1980, Ý thay đổi từ một xã hội đồng nhất về ngôn ngữ và văn hoá sang bắt đầu thu hút dòng người di cư nước ngoài với quy mô đáng kể.[189] Sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, tiếp đến là mở rộng Liên minh châu Âu vào năm 2004 và 2007, đã xuất hiện các làn sóng di cư quy mô lớn đến từ các quốc gia xã hội chủ nghĩa cũ tại Đông Âu (đặc biệt là Romania, Albania, UkrainaBa Lan). Một nguồn di dân cũng quan trọng ngang bằng là các quốc gia Bắc Phi lân cận (đặc biệt là Maroc, Ai Cập và Tunisia), với số lượng tăng vọt do kết quả của Mùa xuân Ả Rập từ năm 2011. Ngoài ra, gần đây ghi nhận gia tăng nhập cư từ châu Á-Thái Bình Dương (đáng chú ý là Trung Quốc[190]Philippines) và Mỹ Latinh.

Vào năm 2012, có khoảng một triệu công dân Romania (khoảng 10% trong số đó thuộc dân tộc Di-gan[191]) đăng ký cư trú chính thức tại Ý, là quốc gia đứng đầu về lượng người nhập cư, tiếp đến là người Albania và Maroc. Số lượng người Romania không đăng ký khó ước tính được, song vào năm 2007 có nguồn cho rằng con số này có thể là nửa triệu hoặc cao hơn.[192] Tổng cộng, đến cuối thập niên 2000, cư dân Ý sinh tại nước ngoài đến từ: châu Âu (54%), châu Phi (22%), châu Á (16%), châu Mỹ (8%) và châu Đại Dương (0,06%). Phân bổ di dân không đồng đều ở mức độ lớn: 87% di dân sống tại các phần miền bắcmiền trung, trong khi chỉ 13% sống tại nửa phía nam.

Ngôn ngữ

Bản đồ phân bổ ngôn ngữ/phương ngữ tại Ý
  Occitan (PR)
  Piemonte (PI)
  Liguria (LI)
  Lombardia (LO)
  Veneto (VE)
  Đức Südtirol (ST)
  Friuli (FU)
  Toscana (TO)
  Trung Ý (Clt)
  Nam Ý (Slt), bao gồm Napoli
  Sardegna (SA)
  Sassari-Gallura (CO)
  Sicilia (SI)

Tiếng Ý là ngôn ngữ chính thức của Ý.[193] Theo ước tính có khoảng 64 triệu người nói tiếng Ý bản ngữ[194][195][196] và tổng số người nói tiếng Ý là khoảng 85 triệu, bao gồm những người sử dụng nó như ngôn ngữ thứ hai.[197] Ý có nhiều phương ngữ/ngôn ngữ khu vực;[198], tuy nhiên việc thiết lập một hệ thống giáo dục quốc gia đã dẫn đến suy giảm tính đa dạng về các ngôn ngữ được nói tại Ý trong thế kỷ XX. Sự tiêu chuẩn hoá được mở rộng hơn vào thập niên 1950 và 1960 do tăng trưởng kinh tế và sự nổi lên của truyền thông đại chúng và truyền hình (đài quốc gia RAI giúp thiết lập tiếng Ý tiêu chuẩn).

12 ngôn ngữ thiểu số lịch sử được công nhận theo pháp lý: Albania, Catalan, Đức, Hy Lạp, Slovenia, Croatia, Pháp, Franco-Provençal, Friuli, Ladin, OccitanSardegna (đạo luật số 482 ngày 15 tháng 12 năm 1999).[199] Tiếng Pháp có vị thế đồng chính thức tại Thung lũng Aosta dù trên thực tế tiếng Franco-Provencal được nói phổ biến hơn tại đây.[200] Tiếng Đức có vị thế đồng chính thức tại Nam Tirol, còn tiếng Ladin cũng có địa vị như vậy tại một số nơi của Nam Tirol và tỉnh Trentino láng giềng. Tiếng Slovenia được công nhận chính thức tại các tỉnh Trieste, GoriziaUdine.

Do nhập cư đáng kể trong thời gian gần đây, một lượng lớn cư dân Ý có bản ngữ không phải là tiếng Ý. Theo Viện Thống kê Quốc gia Ý, tiếng Romania là ngôn ngữ mẹ đẻ phổ biến nhất trong số cư dân nước ngoài tại Ý: Gần 800.000 người nói tiếng Romania như ngôn ngữ thứ nhất (21,9% cư dân nước ngoài từ 6 tuổi trở lên). Các ngôn ngữ mẹ đẻ phổ biến khác là Ả Rập (trên 475.000 người; 13,1% cư dân nước ngoài), Albanian (380.000 người) và Tây Ban Nha (255.000 người). Một số ngôn ngữ nước ngoài khác được nói tại Ý là Ukraina, Hindi, Ba LanTamil.[201]

Tôn giáo

Tôn giáo tại Ý (2012)[202]

  Công giáo Roma (83.3%)
  Không tôn giáo (12.4%)
  Hồi giáo (3.7%)
  Phật giáo (0.2%)
  Hindu (0.1%)
  Khác (0.3%)

Công giáo La Mã là tôn giáo lớn nhất tại Ý, song không còn là quốc giáo kể từ năm 1985.[203] Năm 2010, tỷ lệ người Ý tự xác định bản thân là tín đồ Công giáo La Mã đạt 81,2%.[204] Ý cũng là quốc gia có số dân theo đạo Công giáo lớn nhất châu Âu với hơn 50 triệu tín hữu.

Tòa Thánh có thẩm quyền đối với giáo phận Roma, gồm có chính phủ trung ương và toàn thể Giáo hội Công giáo La Mã, trong đó có nhiều cơ quan cần thiết cho quản lý. Về phương diện ngoại giao, Toà Thánh được công nhận theo pháp luật quốc tế là một thực thể có chủ quyền, do Giáo hoàng lãnh đạo và ông cũng là giám mục Roma.[205][206] Dù thường được gọi là "Vatican", song Toà Thánh không phải là thực thể tương tự với nhà nước Thành Vatican vốn chỉ tồn tại từ 1929.

Nhà thờ chính tòa Milano là nhà thờ lớn nhất tại Ý và lớn thứ năm thế giới

Các tín ngưỡng Cơ Đốc giáo nhỏ tại Ý gồm có Chính thống giáo Đông phương và các cộng đồng Tin Lành khác. Năm 2011, ước tính có 1,5 triệu tín đồ Chính thống giáo Đông phương tại Ý, chiếm 2,5% dân số;[207] 0,5 triệu tín đồ Ngũ TuầnPhúc Âm, 235.685 tín đồ Nhân chứng Jehovah,[208] 30.000 tín đồ Hội Thánh Vaudès,[209] 25.000 tín đồ Cơ Đốc Phục Lâm, 22.000 tín đồ Thánh hữu Ngày sau của Chúa, 15.000 tín đồ Báp-tít, 7,000 tín đồ Luther, 4.000 tín đồ Giám Lý (liên kết với Giáo hội Vaudès).[210]

Một trong các tín ngưỡng tôn giáo thiểu số được có cơ sở lâu nhất tại Ý là Do Thái giáo, người Do Thái hiện diện tại La Mã cổ đại từ trước khi Jesus sinh ra. Trong nhiều thế kỷ, Ý hoan nghênh những người Do Thái bị trục xuất từ các quốc gia khác, đặc biệt là Tây Ban Nha. Tuy nhiên, do hậu quả của Holocaust, khoảng 20% người Do Thái Ý thiệt mạng.[211] Sự kiện này cùng với di cư diễn ra trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khiến cho chỉ còn lại một cộng đồng Do Thái nhỏ gồm 28.400 người tại Ý.[212]

Đi cùng với nhập cư gia tăng trong các thập niên gần đây là gia tăng các tín ngưỡng phi Cơ Đốc. Năm 2010, có 1,6 triệu người Hồi giáo tại Ý, chiếm 2,6% dân số.[204] Ngoài ra, còn có trên 200.000 tín đồ các tín ngưỡng có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ, trong đó có 70.000 tín đồ Sikh giáo với 22 gurdwara khắp nước Ý,[213] 70.000 tín đồ Ấn Độ giáo, và 50.000 tín đồ Phật giáo.[214] Theo ước tính, có 4.900 tín đồ Bahá'í tại Ý vào năm 2005.[215]

Nhằm bảo vệ tự do tôn giáo, nhà nước Ý phân chia phần thuế thu nhập cho các cộng đồng tôn giáo được công nhận chính thức, theo một chế độ gọi là tám phần nghìn (Otto per mille). Các khoản quyên góp được cho phép gửi đến các cộng đồng Cơ Đốc giáo, Do Thái giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo; tuy nhiên Hồi giáo bị loại trừ vì không có cộng đồng Hồi giáo nào ký giáo ước với nhà nước Ý.[216] Người đóng thuế nếu không muốn tiền của mình tài trợ cho một tôn giáo thì sẽ góp phần của họ cho hệ thống phúc lợi nhà nước.[217]

Giáo dục

Đại học Bologna là viện hàn lâm lâu năm nhất thế giới, thành lập vào năm 1088

Giáo dục tại Ý được miễn phí và là điều bắt buộc đối với trẻ em từ 6 đến 16 tuổi,[218] và gồm có năm cấp: nhà trẻ (scuola dell'infanzia, trước gọi là asilo), trường tiểu học (scuola primaria, trước gọi là scuola elementare), trường sơ trung học (scuola secondaria di primo grado, trước gọi là scuola media), trường cao trung học (scuola secondaria di secondo grado, trước gọi là scuola superiore) và đại học (università).[219]

Giáo dục tiểu học kéo dài trong tám năm, học sinh tiếp nhận giáo dục cơ bản về tiếng Ý, tiếng Anh, toán học, khoa học tự nhiên, lịch sử, địa lý, nghiên cứu xã hội, thể dục, nghệ thuật thị giác và âm nhạc. Giáo dục trung học kéo dài trong 5 năm, gồm ba loại hình trường học theo truyền thống có các mức hàn lâm khác nhau: liceo chuẩn bị cho học sinh học tập tại bậc đại học với các chương trình giảng dạy cổ điển hoặc khoa học, trong khi istituto tecnico và Istituto professionale chuẩn bị cho học sinh giáo dục nghề nghiệp. Năm 2012, giáo dục trung học Ý được đánh giá thấp hơn một chút so với bình quân của OECD, có cải tiến mạnh mẽ và đều đặn về kết quả khoa học và toán học kể từ năm 2003;[220] tuy nhiên có khoảng cách rộng giữa hai miền, trường học tại miền bắc có thành tích tốt hơn đáng kể trung bình toàn quốc (nằm vào hàng tốt nhất thế giới trong một số môn), còn các trường miền nam có kết quả kém hơn nhiều.[221]

Giáo dục đại học tại Ý gồm các đại học công lập, đại học tư thục, cùng các trường cao cấp (Scuola Superiore Universitaria) có danh tiếng và có chọn lọc, chẳng hạn như Scuola Normale Superiore di Pisa. Hệ thống đại học tại Ý nhìn chung được đánh giá yếu kém khi so sánh với một cường quốc văn hoá thế giới, không có đại học nào của Ý được xếp hạng trong 100 đại học tốt nhất thế giới và chỉ có 20 trường nằm trong top 500.[222] Tuy nhiên, chính phủ có các kế hoạch cải cách và đầu tư lớn nhằm cải thiện tính quốc tế hoá và chất lượng tổng thể của hệ thống.[223]

Y tế

Dầu ô liu và rau là trọng tâm trong bữa ăn Địa Trung Hải.

Nhà nước Ý điều hành một hệ thống y tế công cộng phổ quát kể từ năm 1978.[224] Tuy nhiên, y tế được cung cấp cho toàn thể công dân và cư dân theo một hệ thống công-tư hỗn hợp. Khu vực công là Servizio Sanitario Nazionale, được tổ chức dưới quyền Bộ Y tế và được quản lý trên cơ sở phân quyền cấp vùng. Chi tiêu y tế tại Ý chiếm 9,2% GDP toàn quốc vào năm 2012, rất sát bình quân của OECD là 9,3%.[225] Vào năm 2000, Ý được xếp hạng có hệ thống y tế tốt thứ hai thế giới,[224][226] và thành tích y tế tốt thứ hai thế giới.

Tuổi thọ dự tính của người Ý là 80 năm đối với nam giới và 85 năm đối với nữ giới theo số liệu năm 2016, xếp hạng sáu thế giới.[227] So sánh với các quốc gia phương Tây khác, Ý có mức béo phì người lớn tương đối thấp (dưới 10%[228]), có lẽ là nhờ lợi ích sức khoẻ từ chế độ ăn Địa Trung Hải. Tỷ lệ người hút thuốc lá hàng ngày là 22% vào năm 2012, giảm từ 24,4% vào năm 2000 song vẫn hơn một chút bình quân OECD.[225] Hút thuốc tại các nơi công cộng như quán bar, nhà hàng, câu lạc bộ đêm và văn phòng bị hạn chế trong các phòng thông gió đặc biệt kể từ năm 2005.[229] Năm 2013, UNESCO đưa bữa ăn Địa Trung Hải vào danh sách Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của Ý (bên khởi xướng) cùng một số quốc gia khác nằm ven biển Địa Trung Hải.[230][231]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ý http://driving.ca/toyota/corolla/auto-news/news/th... http://www.enterprisecanadanetwork.ca/_uploads/res... http://www.isn.ethz.ch/php/collections/coll_gladio... http://www.isn.ethz.ch/php/documents/collection_gl... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F011196.php http://www.adnkronos.com/AKI/English/Religion/?id=... http://www.allempires.com/article/index.php?q=ital... http://www.antimafiaduemila.com/content/view/20052... http://www.art-and-archaeology.com/roman/painting.... http://www.bbc.com/news/world-europe-17433142